9th November 2015 Hanoi, Vietnam
Nhà nước Pháp quyền
Anh Quốc và Việt Nam không có nhiều điểm chung trong lịch sử. Điều này đôi khi làm cho công việc của tôi trở nên khó khăn hơn; nhưng nhiều lúc thì lại làm cho tôi dễ thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuần trước, rất nhiều các chính khách nổi tiếng đã hội ngộ tại Hà Nội – Đặc phái viên Thương mại của Thủ Tướng Anh, Ngài Lord Puttnam; Bộ Trưởng và Thứ Trưởng Bộ Tư pháp; nguyên Chánh án Tòa án tối cao Anh Quốc; và hầu hết đại diện các doanh nghiệp Anh tại Việt Nam để kỉ niệm một giai đoạn lịch sử tuyệt vời. Và khám phá một chủ đề quan trọng mà cho đến nay nó vẫn được quan tâm.
Năm 1931, Hồ Chí Minh bước sang năm thứ 20 của “hành trình 30 năm” của mình đến các nước Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Thái Lan và Mỹ trước khi trở về Việt Nam năm 1941 để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi đến Hong Kong, ông bị nhà cầm quyền thực dân Anh lúc đó bắt theo yêu cầu của thực dân Pháp ở Việt Nam, nơi ông đã bị tuyên án tử hình vắng mặt.
Lịch sử có thể đã thay đổi rất nhiều nếu Hồ Chí Minh bị trao trả lại cho Pháp. Thực tế điều này đã không xảy ra, phần lớn là do nỗ lực của hai luật sư người Anh của Hồ Chi Minh đó là luật sư Francis Loseby và luật sư F.C. Jenkin. Hai ông đã đấu tranh quyết liệt trước tòa tại Hông Kông đòi trả tự do cho Hồ Chí Minh. Khi yêu cầu của họ gần như bị bác bỏ, họ đã kháng án lên Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Anh – khi đó là tòa án cao nhất của Hoàng gia Anh. Năm 1933, vụ án được xét xử công khai và được Hoàng Gia chấp thuận việc Hồ Chí Mính có thể rời Hong Kong bằng con đường nào mà ông muốn. Vì Pháp vẫn hy vọng vẫn có thể bắt được Hồ Chí Minh ngay sau khi ông rời khỏi Hong Kong, luật sư Loseby đã giúp khách hàng của mình một lần cuối đó là giúp đưa Hồ Chí Minh lên tàu đi Trung Quốc và cải trang thành một lái buôn Trung Quốc giàu có.
Loseby và Hồ Chí Minh từ đó vẫn liên hệ với nhau. Một bức ảnh nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp Luật sư Loseby cùng với vợ và con gái tại Hà Nội năm 1960 và bức ảnh này hiện đang được treo trong phòng làm việc của tôi; tôi đang ngắm nhìn bức ảnh đó khi viết bài blog này. Nhưng tất cả không chỉ là câu chuyện về một cuộc giải cứu, hay không hẳn là quan hệ hữu nghị giữa Anh Quốc và Việt Nam. Trên hết, đó thực sự là câu chuyện về giá trị của Nhà nước Pháp quyền.
Quy trình luật pháp về việc bắt giam Hồ Chí Minh ở Hong Kong chính là việc thực thi Nhà nước Pháp quyền: nguyên tắc cơ bản là mọi công dân đều phải được xét xử theo pháp luật và thậm chí mọi chính phủ cũng phải hành động theo khuôn khổ của luật pháp. Cũng như bảo vệ quyền của mỗi công dân, nhà nước pháp quyền chính là quản trị tốt, trách nhiệm giải trình và sự thịnh vượng. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa nhà nước pháp quyền được củng cố bởi hệ thống tư pháp và tòa án mạnh mẽ và độc lập với mức độ phát triển kinh tế.
Nhà nước pháp quyền hiện nay đang là đề tài nóng ở Việt nam. Vụ Lê Văn Mạnh bị tuyên án tử hình vì tội giết người theo như lời khai mà anh ta cho rằng anh ta đã nói ra trong lúc bị tra tấn, đã được chuyển lên Tòa án Tối cao Việt Nam để xét xử lại. Đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng đã nêu lên quan ngại về việc hiện đang ngày càng có nhiều hiện tượng người bị nghi vấn đã bị đánh trong lúc lấy lời khai, và đã đề nghị đưa ra quyền được im lặng. Và với việc Việt Nam đã ký một số hiệp định tự do thương mại trong năm nay, kể cả hiệp định tự do thương mại với Liên minh Châu Âu (EU), nhà nước pháp quyền trong thương mại lại càng trở nên quan trọng hơn. Các hiệp định phải được thực hiện đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế của Việt Nam – nhưng các nhà đầu tư quốc tế và các đối tác thương mại cần phải có niềm tin vào tính công bằng và hiệu quả của hệ thống luật pháp của Việt Nam.
Vậy còn có cách nào tốt hơn để nhấn mạnh tầm quan trọng của Nhà nước pháp quyền, và để kỉ niệm công lao của một luật sư Anh đối với lịch sử cận đại của Việt Nam bằng một loạt các bài giảng mang tên luật sư Loseby? Ý tưởng này do Hiệp hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam xây dựng và tổ chức và cuối cùng đã được thực hiện với sự hỗ trợ của Lord Putnam và Bộ Tư pháp Việt nam, những bài giảng đầu tiên mang tên luật sư Loseby đã được thực hiện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Diễn giả là nguyên chánh án Tòa Án Tối cao Ngài Nicholas Stadlen. Ông đã đưa câu chuyện về cuộc chiến luật pháp ở Hong Kong liên quan đến vụ ông Hồ trước khi đề cập đến tính thực tiễn của khái niệm về nhà nước pháp quyền trong Đại Hiến Chương Magna Carta của Anh cách đây 800 năm. Một bài học lịch sử về luật pháp, một câu chuyện về một phiên tòa, có thể nói đây là cách khởi đầu hoàn hảo và chúng tôi mong rằng loạt bài giảng với chủ đề nhà nước pháp quyền sẽ là một phần của chương trình giảng dạy hàng năm. Tôi hy vọng rằng chương trình này cũng sẽ được kéo dài như tình bạn giữa Hồ Chí Minh với Francis Loseby!